Công dụng của tổ yến sào với phụ nữ mang thai

Một chế độ ăn uống đúng và đủ chất sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Sử dụng Tổ yến với 18 loại Acid Amin và 31 khoáng chất có trong đó là sự lựa chọn đúng đắn cho giai đoạn này. Dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn bầu bí vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi có khỏe mạnh, thông minh hay không phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ có cân đối, đủ chất, đủ lượng cần thiết không.”

Cách Sử Dụng Yến Sào Qua Từng Giai Đoạn Phát Triển Thai Nhi

Các giai đoạn phát triển thai nhi Liều lượng và cách sử dụng tổ yến Ghi chú
Từ tháng 1 – 3 Không nên dùng tổ yến Trong giai đoạn này, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan, tim, ống thần kinh, bộ phận sinh dục nên việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng là điều không nên.
Từ tháng 3-7 Mỗi ngày dùng khoảng 7gr yến sào, trung bình 1 tháng phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 100gr.

Nên dùng cách ngày đều đặn, dùng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ để bụng đói.

Giai đoạn này thai nhi có hệ thống tiêu hóa ổn định, thính giác phát triển và có thể nghe được âm thanh xung quanh, hệ thống miễn dịch thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành và thai nhi có thể chuyển động nên việc bổ sung dinh dưỡng là điều rất cần thiết
Tháng 8,9 Nên giảm liều lượng tổ yến bổ sung vào cơ thể, 1 ngày dùng khoảng 4gr yến sào, trung bình khoảng 60gr/tháng.

Cách dùng tổ yến như trên.

 

Giai đoạn này thai nhi đã phát triển mạnh mẽ và không còn thêm sự phát triển nào mới nữa. Bé dành phần lớn thời gian để ngủ và trong bụng mẹ đã cảm thấy chật nên ta bắt đầu giảm việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ tổ yến lại.

 

Công Dụng Của Yến Sào Đối Với Phụ Nữ Mang Thai

Tổ yến có thể coi là nguồn dinh dưỡng bổ sung hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời. Tổ yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai dùng yến sào sẽ nhanh lấy lại sức khỏe nhờ hoạt chất EGF có trong yến.

Khi mang bầu người phụ nữ thường bị thay đổi nội tiết tố làm cho làn da xấu đi, bị nám. Với chất Threonie (2.69%), đây là chất bổ sung rất lớn trong việc hình thành nên Collagen và Elastinetrong, giúp tái tạo tế bào mô, cơ, làm cho da dẻ hồng hào, chống rạn da trong quá trình phù nề.

Các Acid Amin và Glycine có trong yến sào làm giảm nguy cơ tiền sản giật- một căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở bà bầu, nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi cũng được giảm đi, giúp trẻ phát triển thông minh hơn.

Ngoài ra, hàm lượng Acid Amin Tryptophan trong Tổ yến giúp chống lại một số triệu chứng của thai nghén như: trầm cảm, làm tăng hưng phấn, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi cho phụ nữ khi mang thai, đồng thời thúc đẩy quá trình cơ thể hồi phục sau sinh cho người mẹ. Đó cũng là một tiền chất của Serotonin và Melatonin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ và giúp cân bằng chất Nitrogen cho mẹ bầu.

Cách Chế Biến Tổ Yến Sào Cho Phụ Nữ Mang Thai

Cách chế biến Yến sào đơn giản và hiệu quả là chưng Tổ yến với đường phèn, giúp yến giữ được đầy đủ dưỡng chất, thơm ngon và dễ ăn đối với phụ nữ mang thai. Quý khách tham khảo: “Cách Chưng Tổ Yến Đường Phèn”.

Cháo Tổ yến thịt băm là món ăn đơn giản lại giàu dinh dưỡng, không chỉ tốt cho mẹ bầu mà món ăn này còn phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình.Tham khảo: “Cháo Tổ Yến Sào Thịt Băm”.

Chè hạt sen tổ yến được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa của hai loại nguyên liệu rất bổ dưỡng là yến sào và hạt sen. Món ăn này mang lại cho người dùng những tác dụng và lợi ích tuyệt vời. Nếu dùng lâu dài sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều trị chứng mất ngủ. Tham khảo: “Chè Tổ Yến Sào Hạt Sen”.

Chế Độ Dinh Dưỡng Dành Cho Phụ Nữ Mang Thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với cả mẹ và bé. Các khoáng chất cần được bổ sung đầy đủ cho mẹ và thai nhi, không phải dùng nhiều là tốt.

Nhằm đảm bảo cho người mẹ tăng đủ 10 – 12 kg, thì cần ăn nhiều hơn bình thường về tất cả các chất dinh dưỡng. Ví dụ: mỗi ngày năng lượng cần ăn nhiều hơn 350 kcal, protein (đạm) (15g), vitamin A (600mg), B1 (0,2 mg), B2(0,2 mg), PP (2,3mg), C (10 mg), muối khoáng (Canxi : 1000 mg, Sắt: 30 mg)

Ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn, không cữ một loại thức ăn nào. Đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai cần chú ý đến sữa, thịt, cá, tôm, cua, trứng và các loại đậu đỗ. Một ngày ít nhất là 300 ml sữa, nếu không uống sữa được thì nên ăn yaourt hay tôm cả vỏ và cua đồng để bổ sung Canxi cho bé.

Nếu nôn, ói thì chia nhỏ bữa ăn: ngày ăn 6- 7 cữ, ăn những thức ăn có mùi vị mà mình ưa thích (không có màu hoá học).

Trong 6 tháng cuối phải ăn nhiều hơn lượng thức ăn của 3 tháng đầu. Tức là nếu 3 tháng đầu ăn 1 bữa 2 chén, thì 6 tháng cuối ăn 1 bữa 3 chén.

Bình thường thì người mẹ tăng trên 10 kg, nhưng nếu mẹ bị béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg và nếu song thai (thai đôi) thì phải tăng 16- 20 kg.

Các bà mẹ cần đến khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau: Tăng cân quá ít (dưới 1 kg/ tháng đối với người bình thường và dưới 0,5 kg/ tháng đối với người béo phì) hoặc sụt cân (trên 0.5 kg/ tháng); tăng cân quá nhiều (trên 3 kg/ tháng) hoặc bị mệt mỏi xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn hay ăn chay cũng như mẹ bị béo phì, tiểu đường, bướu cổ , suy dinh dưỡng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *