Người bệnh tiểu đường có sử dụng yến sào được không?

Câu trả lời là CÓ ăn được. Tổ yến còn được gọi với nhiều tên khác nhau như yến thái, cách chưng yến; được hình thành từ nước bọt của chim yến và các vật liệu mềm khác như đất đá, lá cây… Trong tổ yến hoàn toàn không chứa đường, người bệnh tiểu đường có thể ăn được tổ yến mà không cần lo ngại đường huyết tăng cao.

Những lợi ích của tổ yến đối người bị tiểu đường

Có thể nhận thấy, người mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung yến sào vào chế độ ăn thường xuyên để giúp phục hồi thể trạng, tăng cường sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Giúp ổn định đường huyết: Các nghiên cứu nhận thấy Isoleucine và Leucine trong tổ yến là những loại axit amin giúp điều tiết lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Trong khi đó, Phenylalanine không chỉ giúp kiểm soát đường trong máu mà còn hỗ trợ quá trình hình thành Hemoglobin giúp tăng lưu thông glucose và oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

Ngăn ngừa kháng Insulin: Dùng yến sào đúng cách có thể ngăn ngừa tình trạng kháng Insulin. Từ đó làm giảm nguy cơ bị đái tháo đường, hồng cầu tăng khả năng vận chuyển glucose vào các tế bào trong cơ thể nhằm tạo năng lượng cho cơ thể.

Bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng thiếu dưỡng chất, suy nhược cơ thể do chế độ ăn kiêng khem. Theo đó, việc bổ sung các món ăn từ yến như cách chưng yến hạt sen, yến chưng táo tàu,… giúp bồi bổ sức khỏe, giảm tình trạng suy nhược mà không làm tăng đường huyết.

Tăng cường sức đề kháng: Trong tổ yến chứa các axit amin Alanine, Serine,… cùng các vitamin, vi khoáng giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon, sâu giấc hơn, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, những món ăn từ yến sào còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra như nhiễm trùng, lở loét,…

Thúc đẩy phục hồi vết thương nhanh chóng: Các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra thường đi kèm với nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương kéo dài và nghiêm trọng hơn so với người bình thường. Tyrosine và các axit amin như Proline (chiếm 5,27%), Acid Aspartic (chiếm 4,69%), Valin (chiếm 4,12%) trong tổ yến có tác dụng thúc đẩy phục hồi tổn thương nhanh chóng, tái tạo các mô tế bào, hồng cầu hiệu quả.

Liều lượng dùng yến sào cho người bệnh tiểu đường

Yến sào rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phát huy hết tác dụng của yến sào, bạn cần sử dụng đều đặn và đúng liều lượng:

Trong giai đoạn điều trị: Người bệnh nên dùng đều đặn 5gr yến sào mỗi ngày, trung bình dùng khoảng 150gr yến sào 1 tháng.

Sau khi việc điều trị có kết quả tốt: Nên giảm xuống dùng cách ngày 1 lần 5gr yến sào, trung bình 100gr 1 tháng.

Ngoài ra người bệnh nên tham khảo bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng yến sào.

Cách chế biến yến sào dành cho người bị tiểu đường

Vì chế biến yến sào dành cho người tiểu đường nên sẽ hạn chế đường hoặc loại bỏ hẳn đường trong thành phần món ăn. Dưới đây là 3 cách chế biến yến sào cho người tiểu đường đảm bảo bệnh nhân vẫn được thưởng thức những món ăn thơm ngon mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

– Chưng tổ yến sào với táo tàu khô và hạt sen

Món yến sào chưng hạt sen va táo đỏ

Nguyên liệu:

4g tổ yến

4-7 quả táo tàu.

20g hạt sen

Cách thực hiện:

Rửa sạch yến sào, loại bỏ lông yến.

Cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút.

Mở nắp và cho thêm táo tàu, hạt sen, chưng tiếp 5 phút.

Cho ra bát và thưởng thức.

Vì yến sào không chứa đường nên khá nhạt, vị ngọt thanh có trong táo tàu và vị bùi của hạt sen sẽ khiến cho món ăn trở nên ngon lành, hấp dẫn hơn rất nhiều đồng thời vẫn đảm bảo được sức khỏe cho người dùng.

– Nấu cháo tổ yến với gạo mầm

Cháo gạo mầm yến sào

Nguyên liệu:

4g tổ yến

1/2 bát gạo mầm

20g thịt bằm

hành ngò và các loại gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

Yến sào sau khi làm sạch lông thì đem ngâm nước sạch trong 1-3 phút.

Chưng cách thủy yến sào trong 20 phút.

Gạo mầm ngâm nước sạch 40 phút rồi đem nấu cháo cho nở đều, nêm gia vị (chú ý nêm nhạt)

Thêm thịt bằm vào cháo, đảo đều.

Yến sau khi chưng lên thì cho vào cháo đậy nắp trong 5 phút.

Rắc hành ngò, cho cháo ra bát và thưởng thức.

– Chưng yến sào với đường cho người bị tiểu đường

Nếu muốn tận hưởng hương vị của món yến sào chưng với đường, bạn vẫn có thể sử dụng những loại đường dành riêng cho người tiểu đường được bán trong các siêu thị, tiệm thuốc. Những loại đường này đã được kiểm định là an toàn với người tiểu đường, không làm tăng đường huyết đột ngột.

Cách làm tương tự như chưng yến sào với táo tàu.

Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến tổ yến thành những món mặn đa dạng khác như: Gà ác hầm tổ yến, súp yến cua, tổ yến sào hầm bồ câu non… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt để bồi bổ chất dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Sử Dụng Yến Vào Lúc Nào Để Đạt Hiệu Quả

Dùng yến sào vào buổi tối 1 tiếng trước khi ngủ: Khoảng 1 tiếng sau khi đi ngủ, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng rất cao, giúp việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa cũng không gây đầy bụng, khó tiêu do thức ăn đã có khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa và hấp thu.

Dùng trước bữa ăn sáng 30 phút: Giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho 1 ngày mới. Yến sào cũng giúp bạn no lâu, hạn chế ăn vặt, giúp cho việc kiêng khem dễ dàng hơn.

Như vậy, yến sào đã được chứng minh là hoàn toàn tốt cho người tiểu đường, giúp tăng cường sức khỏe, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bạn có thể chế biến yến sào theo nhiều cách khác nhau vừa đảm bảo thơm ngon vừa an toàn và hiệu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *