Những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động. Có đến 50 – 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng.
Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn. Yến sào được biết đến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và rất tốt đối với những người mới ốm dậy hoặc có thể trạng yếu.
Nhưng liệu người bệnh ung thư có ăn được yến sào hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Hôm nay, Yến Sào Pacific sẽ cùng bạn tìm hiểu:
Nguyên nhân của bệnh ung thư là do sự tạo mạch vượt mức cân đối, tế bào phát triển vượt mức cho phép do quá nhiều mạch máu phát triển với mục đích nuôi tế bào này.
Có nhiều thực phẩm làm kích thích sự tạo mạch gây ung thư. Bên cạnh đó cũng có những sản phẩm có tác dụng làm ức chế quá trình tạo mạch này. Từ đó ta hình hình nên một danh sách để những người bệnh ung thư có thể sử dụng để “BỎ ĐÓI” ung thư.
VẬY YẾN SÀO CÓ TÁC DỤNG “ BỎ ĐÓI” UNG THƯ KHÔNG? NGƯỜI BỊ BỆNH UNG THƯ CÓ NÊN SỬ DỤNG YẾN SÀO?
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Hindawi.com – một tạp chí uy tín trên thế giới về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học đã chỉ ra ăn yến sào hoàn toàn không làm tăng sinh tế bào ung thư.
Cụ thể hơn các nhà khoa học đã cùng làm thực nghiệm trên 2 loại tế bào một loại là tế bào thường, một loại là tế bào đã mắc ung thư. Kết quả cho thấy tổ yến chỉ có tác dụng tăng sinh tế bào thường, hoàn toàn không có tác dụng lên tế bào mang bệnh ung thư. Điều này khẳng định yến sào hoàn toàn an toàn với người mang bệnh ung thư.
TÁC DỤNG CỦA YẾN SÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH NHÂN UNG THƯ
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học NCBI – (National Center for Biotechnology Information);– viện y tế quốc gia Hoa Kì đã kết luận rằng:
Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên. Các cơ chế cơ bản là Yến sào đã tham gia vào sự gia tăng;và kích hoạt các tế bào B-cell và sự tiết ra các kháng thể của tế bào. Kết quả cho thấy tiêu thụ yến sào trong 30 ngày;có thể làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu. Vì vậy, chúng tôi kết luận và gợi ý rằng yến sào có thể được sử dụng như là một liệu pháp bổ trợ để giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu.”
Trong thành phần của yến sào có thứ hơn 18 loại các acid amin, giàu protein, hàm lượng các vitamin và khoáng chất khác như serine, tyrosine, aspartic, phenylalanine … Đặt biệt là axít Sialic cũng rất cao. Axit sialic giúp ngăn cản và giúp tế bào miễn dịch phát hiện ra tế bào xấu và tiêu diệt.
Với người bệnh ung thư phải trải qua quá trình xạ trị gây nhiều đau đớn, suy giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu làm suy giảm sức đề kháng, suy giảm chuyển hóa gây khó cầm máu khi có vết thương lớn.
Trong tổ yến có chứa axit aspartic có tác dụng trong việc tăng trưởng các mô cơ, tái tạo tế bào từ đó có thể giúp nhân đôi lượng hồng cầu, phần nào cân bằng lại lượng hồng cầu đã mất.
Người bệnh ung thư còn rất hay gặp phải triệu chứng buồn nôn, khô miệng, lỡ miệng, khó nuốt, sụt cân làm giảm cảm giác thèm ăn. Yến sào lúc này sẽ là lựa chọn thông minh bởi yến sào có tác dụng kích thích vị giác, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sợi yến mềm sẽ dễ dùng hơn với người bệnh. Sử dụng yến đều đặn giúp người bệnh hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng tái tạo tế bào, tăng sức đề kháng của cơ thể. Với chế độ ăn uống và luyện tập nghỉ ngơi hợp lý, bệnh nhân sẽ dần ổn định lại sức khỏe.
CHƯNG YẾN CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
Thay vì sử dụng yến hũ chưng sẵn ngoài thị trường thì các bạn nên mua yến khô về tự chưng để đảm bảo an toàn và khẩu vị với người bệnh bởi người bị ung thư phải kiêng khem rất nhiều các thực phẩm.
Chưng yến đường phèn: chưng như bình thường nhưng nên cho ít đường để giữ nguyên hương vị đặc trưng của yến, nên hạn chế các loại đường với người bệnh
Chưng yến cùng các nguyên liệu khác: kỷ tử, táo đỏ, hạt chia, chim bồ câu…. Tùy vào từng loại ung thư bạn nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi kết hợp các nguyên liệu này với yến sào cho người bệnh sử dụng. Nếu bác sĩ cho phép sử dụng thì bạn nên chưng yến và các nguyên liệu riêng, khi nào dùng thì mới trộn vào để đảm bảo dinh dưỡng của món ăn.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ SỬ DỤNG YẾN SÀO
Không nên lạm dụng yến sào quá nhiều để bồi bổ cho bệnh nhân. Mỗi lần chỉ sử dụng từ 3-4gr yến và 1 tuần chỉ nên sử dụng 2-3 lần. Sử dụng yến quá nhiều khiến hệ tiêu hóa của người bệnh quá tải, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên ăn uống vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ 2 tiếng để cơ thể hấp thu tốt nhất.
Khi muốn kết hợp yến sào cùng các nguyên liệu khác cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, không nên tùy tiện chưng vì nhiều thực phẩm người bệnh ung thư không thể sử dụng được.
Luôn động viên và tạo cho người bệnh không gian thoáng mát để tinh thần thoải mái, cơ thể vận động nhẹ nhàng, ăn uống cân bằng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.